CÔNG NGHỆ HÓA CHẤT TRONG HOA QUẢ NGÀY NAY

   Theo nhận xét các chuyên gia rau quả, bảo vệ thực vật, chuyện một số hoa quả có hóa chất bảo quản là có, nhưng chất gì thì khó tìm. Cam, lê, táo… có hóa chất bảo quản; đu đủ, chuối… có đất đèn; các loại dưa có phun hoặc tiêm thuốc… là những điều nhiều bà nội trợ vẫn bán tín bán nghi về độ xác thực của thông tin.

CÔNG NGHỆ HÓA CHẤT TRONG HOA QUẢ NGÀY NAY

>>>>>>>>TPC<<<<<<<<<

       

Công nghệ hóa chất trong hoa quả ngày nay 

   Theo các chuyên gia rau quả, bảo vệ thực vật, chuyện một số hoa quả có hóa chất bảo quản là có, nhưng chất gì thì khó tìm. Người bán cũng không phân biệt được 6h sáng, PV có mặt ở chợ đầu mối hoa quả Long Biên (Hà Nội). Loại quả được bày nhiều là: Xoài, dưa hấu, măng cụt, cam, quýt, bưởi, thanh long; vải, không thấy có đu đủ. Mỗi loại hoa quả lại có nhiều mặt hàng khác nhau như: xoài cũng có 5 – 7 loại, tùy thuộc vào giống, độ chín, loại quả to hay nhỏ… Bưởi hay cam quýt cũng vậy. Tạt vào một hàng cam quýt hỏi mua, chủ buôn có vẻ không mặn mà với khách mua lẻ, nhưng chị bốc dỡ hàng có vẻ mau mắn chào giá: 45.000đ/kg quýt, đảm bảo ngon.

   Loại khác rẻ hơn, 40.000đ/kg. Hỏi chị: Loại quýt nào của Việt Nam đảm bảo không có hóa chất, chị trả lời: Hàng Việt Nam cả đấy, loại nào cũng đảm bảo, không tin… ăn thì biết. Chị Nguyễn Thị Mai, bán hoa quả tại phố Ngọc Hà (Hà Nội) đã hơn chục năm – là người đi lấy hàng tại chợ Long Biên cũng ngơ ngác khi được hỏi: “Chị có biết hoa quả nào an toàn?”. Chị trả lời: “Tôi đi bán, lấy gì bán nấy, ai nhúng cái này hay phun cái kia thì tôi cũng chịu”. Tuy nhiên, khi gặng hỏi về hoa quả an toàn, chị Mai nói: Có lẽ táo ta (loại quả nhỏ) thì an toàn. Còn ngoài ra, nghe người ta nói đồ Trung Quốc không đảm bảo bằng của nhà mình. Chỗ người quen, chị Nguyễn Thị T. (bán hoa quả trong chợ Mai Động, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: Nói chung, hoa quả loại to và bóng, mịn màng…đều có hóa chất. Là người bán, nhưng lê và táo, cam có ruột vàng óng thì mọi người trong nhà chị gần như không bao giờ ăn. Quả muốn chín nhanh thì ngâm thuốc, qua một đêm là chín. Thuốc vừa giúp chín nhanh, vừa giúp hoa quả để được lâu. Tất nhiên, ngâm ở đây là ai đó, chứ chị là người lấy hàng về bán, lấy sao bán vậy. Đang vào mùa dưa lê, dưa vàng, dưa bở, chị bảo: “Ăn phải cẩn thận bởi các loại dưa nói chung hay phun hóa chất”… Có mùi hắc thì không ăn Theo TS Nguyễn Thị Nhung, Viện Bảo vệ Thực vật, thực tế nhiều loại hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc chuyển về Việt Nam có sử dụng hóa chất để bảo quản.

   Biết là có hóa chất, nhưng hiện nay chưa có đủ chất chuẩn để thử, xác định đó là hóa chất gì. Thuốc bảo quản của Trung Quốc có cả chục loại, mà toàn không nhãn mác, không biết rõ có chất gì ở trong. Người dân khi nghi ngờ hoa quả có hóa chất bảo quản, nếu tự mang đi xét nghiệm tìm hóa chất thì rất tốn tiền, một mẫu phân tích có nhiều chỉ tiêu. Nếu nghi ngờ, chỉ có thể phân tích đa dư lượng hóa chất (với kinh phí khoảng 1,5 triệu đồng/mẫu), còn việc tìm ra cụ thể chất gì thì rất khó. Hoa quả mà có hóa chất thì thường có mùi hắc, khó chịu do khi phun thuốc xong, người ta chưa để thời gian cách ly đủ mà đã đem ra thị trường.

   Cách kiểm tra hoa quả có an toàn không khá đơn giản nhưng lại… rườm rà. Đó là khi mua hoa quả, để vào túi nilon và túm lại trong chốc lát, rồi mở ra ngửi. Nếu có hóa chất tồn dư thì sẽ có mùi hơi hắc. Còn theo ThS Phan Mỹ Linh, Viện Nghiên cứu Rau quả, hoa quả mua về nên rửa kỹ, không nên ăn ngay mà nên để một thời gian để hóa chất nếu có sẽ bị phân hủy. Hoa quả giấm bằng đất đèn để một thời gian vài ngày thì nó cũng tự bay hơi, không còn gây hại. Theo kinh nghiệm của ThS Linh, khi mua hoa quả, đừng tham quả to mọng. Đã có chuyện người ta tiêm cả mỳ chính vào quả (mỳ chính hòa nước tiêm vào quả) để ăn gian trọng lượng. Việc tiêm mỳ chính như vậy thực ra không có hại, nhưng sẽ phá hủy chất lượng, ăn quả nhạt và người mua bị mua hớ ở trọng lượng bị tiêm thêm vào.

Theo – Dân trí

Mời bạn tham khảo thêm tin tức mới tại địa chỉ : www.tpc.net.vn

Thông tin liên quan