KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ỚT

 

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ỚT

------o0o------

     Ớt là cây rau quan trọng và sử dụng phổ biến trên thế giới. Trong ớt chứa cá loại vitamin A, C, D, các chất khoáng Ca, Fe, Na, P, S và một số loại axit amin, ngoài ra trong ớt còn chứa protein và chất béo. Gần đây ớt trở thành một mặt hàng có giá trị kinh tế vì ớt không chỉ là gia vị tươi mà còn được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu để bào chế các thuốc trị ngoại khoa như phong thấp, nhức mỏi, cảm lạnh hay nội khoa (thương hàn, cảm phổi, thiên thời...) nhờ chất capsaicine chứa trong quả ớt.

Ở nước ta, ớt là một loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao, được trồng rộng rãi trong cả nước. Tuy nhiên việc canh tác ớt chưa được quan tâm, phần lớn canh tác lẻ tẻ, không đầu tư thâm canh cao nên năng suất thấp, thường chỉ đạt 800-1.000kg ớt tươi /1.000m2. Do vậy, để tăng năng suất cây ớt, ngoài các yếu tố như giống, thời tiết khi hậu…, nhà nông cần nắm vững kỹ thuật bón phân.

 

Hình 1: Vườn ớt

  1. Giống

Hiện nay giống ớt được trồng phổ biến: Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm... Tuy nhiên để cho năng suất cao thì giống phải có tính thích nghi cao với từng mùa vụ. Hiện nay, vụ Hè Thu có thể chọn giống ớt lai Hai mũi tên đỏ số 207, giống CN 225 đề kháng khá tốt với bệnh thán thư - nổ trái, vụ Đông Xuân có thể chọn giống P22, P34 vỏ trái dầy, màu đẹp, năng suất 10 – 15 tấn/ha tùy vùng đất, tùy điều kiện canh tác.

  1. Mùa vụ

Ớt có thể trồng quanh năm ở những nơi có điều kiện thuận lợi, nhiệt độ thích hợp là từ 18 – 30oC. Nhiệt độ cao trên 32oC và thấp dưới 15oC cây tăng trưởng kém và ra hoa dễ rụng nụ. Ớt có thể trồng 3 vụ trên 1 năm:

  • Vụ sớm: gieo hạt từ tháng 8 – 9, thu hoạch từ tháng 12 – 1 dương lịch.
  • Vụ Đông Xuân (vụ chính): gieo hạt từ tháng 10 – 11, thu hoạch từ tháng 2 – 3 dương lịch.
  • Vụ Hè Thu: gieo hạt từ tháng 4 – 5, thu hoạch từ tháng 8 – 9 dương lịch.
  1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
  1. Chuẩn bị đất

Một số sâu bệnh hại nghiêm trọng như bệnh thán thư, rụng lá chân,… thường xuất phát từ đất và nguồn nước tưới, vì vậy khử trùng đất là khâu rất quan trọng.

Đất: trước khi trồng cần lật lớp đất mặt phơi ải trước 20 – 30 ngày càng tốt. Trước khi bón lót 15 – 20 ngày nhà vườn nên sử dụng 500 kg vôi bột + 2 kg BASUDIN trộn đều rải cho 10.000 m2 (1 ha) để khử trùng đất, tăng độ pH, phòng trừ kiến, sâu đất phá hoại. Nếu trồng trên ruộng thấp thì trước khi trồng nên cho nước vào ngập ruộng 10 cm, rải 1.000 kg vôi cho 10.000m2 (1 ha), ngâm 7 – 10 ngày thì tháo nước và tiến hành lên liếp.

Sau khi rải vôi 10 ngày sử dụng phân nhập khẩu Mỹ Zap với liều lượng 1 lít Zap pha với 2000 lít nước phun cho 5000m2 (2 lít/ha) để giải độc đất, hạn chế và kiểm soát nấm bệnh, tuyến trùng sử dụng khi đất đủ ẩm.

Hệ rễ cọc của cây ớt kém phát triển, nhưng hệ rễ bàng phát triển mạnh hơn nên ớt chịu hạn tốt hơn chịu ngập với yêu cầu đất trồng ớt không chua, cơ cấu đất thoáng xốp, thoát nước tốt. vì vậy đối với những ruộng thấp thì phải lên luống. Lên luống cao 20 cm và rộng 1m.

  1. Gieo và trồng
  • Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (53oC) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa nấm bệnh, sâu hại tấn công.
  • Trồng: Khi cây có 5 – 6 lá thật thì chuyển cây con ra trồng. Nên trồng vào sáng sớm hoặc chiều mát.
  • Khoảng cách trồng: tùy từng giống nhưng thường trồng theo khoảng cách:
  • Trồng hàng đơn: Cây cách cây 40 cm.
  • Trồng hàng đôi: Cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 50 cm.

Nên phủ bạt trước khi đặt cây để hạn chế sâu bệnh, cỏ dại và giữ kết cấu đất luôn tơi xốp cho rễ mọc khỏe về sau.

 

 

               Hình 2: Hạt giống ớt                                                  Hình 3: Gieo hạt giống ớt

 

 

    Hình 4: Cây ớt 5-6 lá thật                                       Hình 5: Ớt được lên luống và màng phủ

  1. Chăm sóc
  • Tưới tiêu: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.

Hình 6: Tưới nước cho ớt

 

Chú ý: Khi trên ruộng có cây bị bệnh do các tác nhân gây bệnh ở trong đất thì hạn chế phương pháp tưới này mà chuyển sang tưới hốc, tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun và giảm tổi đa lượng nước tưới. Trong thời gian cây ra hoa và kết trái cần cung cấp đủ nước để ngăn ngừa rụng bông rụng trái. Tưới quá ẩm hay để quá khô hạn dễ xảy ra các trường hợp sau:

  • Rụng hoa, rụng trái
  • Cây phát triển kém
  • Giảm số bông, giảm chất lượng trái, năng suất thấp
  • Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển – cho năng suất cao. Nên tỉa cành lúc nắng ráo. Nên tỉa bỏ tất cả những cành mọc phía dưới chảng ba, tạo điều kiện thông thoáng, đủ ánh sáng bên dưới tán cây để hạn chế mầm bệnh tấn công. Khi có cành, lá, trái bị sâu bệnh xâm nhiễm cũng nên mạnh dạn cắt bỏ và đem ra khỏi ruộng thiêu huỷ để tránh lây lan.

 

Hình 7: Tỉa lá cành cho ớt

  • Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.

Hình 8: Làm giàn buộc dây cho ớt

 

Cây ớt mang nhiều trái gặp gió mạnh dễ đổ ngã, nên cắm le (cây le dài khoảng 1m) chống đỡ, mỗi cây ớt cắm một cây le, cắm xiên buộc vào thân chính, có thể dùng dây nylon giăng dọc theo hàng để đỡ cành mang trái, hạn chế cành bị gãy khi mang trái nặng.

  1. Bón phân

Ớt trồng 1 lần, thu hoạch nhiều lần. Sức sinh trưởng nhanh, trong thời gian ngắn có thể cho khối lượng thân lá và hoa quả nhiều nhưng dễ nhiễm sâu bệnh, đặc biệt là bệnh thán thư.

Do vậy, trồng ớt yêu cầu dinh dưỡng đầy đủ và cân đối nhất là các dinh dưỡng trung, vi lượng. Kinh nghiệm cho thấy bón nhiều phân gà cho ớt không chỉ ít sâu bệnh mà nhiều quả, mã quả đẹp và ăn rất cay.

  1. Bón lót

Bón lót toàn bộ 5 – 7 tấn phân gà ủ hoai + 500 kg supe lân + 200 kg NPK cao cấp 16-16-8-13S +Te + 20 kg Canxi Boron với hàm lượng canxi và nitrat cao để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây. Vì trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm Canxi và bổ sung thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo

  1. Bón thúc
  1. Bón theo hệ thống tưới thông thường

Chia làm 5 lần bón để cung cấp dinh dưỡng cho cây ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau:

  • Lần 1: 7 – 10 ngày sau trồng, pha 50kg Super nitro ure + 2 lít NANO 801 + 2 lít phân Mỹ nhập khẩu Vitol để tưới cho ớt.
  • Lần 2: 20 – 25 ngày sau trồng, bón 150kg Phân NPK cao cấp 25-12-10+MgO+Te/ha + 20kg Canxi Boron + 2 lít Breakout để kích thích cây ớt phân hóa mầm hoa, ra hoa và đậu quả nhiều.
  • Lần 3: Khi ớt đã đậu trái đều, bón 150kg NPK cao cấp 15-9-21+Bo+Te/ha + 20kg Canxi Boron + 2 lít Jackpot để dưỡng trái lớn nhanh, tăng cường tích lũy dinh dưỡng vào trái.
  • Lần 4: Khi bắt đầu thu trái, bón 150kg NPK cao cấp 15-9-21+Bo+Te/ha + 20kg Canxi Boron + 2 lít Jackpot trái chín đồng loạt, màu sắc đồng đều.
  • Lần 5: Khi thu hoạch rộ, bón 150kg NPK cao cấp 15-9-21+Bo+Te/ha + 20kg Canxi Boron.
  1. Bón theo hệ thống tưới nhỏ giọt

Đối với bón phân theo hệ thống tưới nhỏ giọt thì lượng phân bón cũng chia làm 5 lần như bón thông thường nhưng phân bón được pha loãng và bón theo hệ thống tưới mỗi ngày. Do lượng phân bón được cung cấp mỗi ngày, mặt khác dòng phân dùng để bón cùng hệ thống tưới nhỏ giọt có bổ sung các chất dễ hòa tan và hấp thu nên bộ rễ không bị quá tải mà có thể hấp thu hết hoàn toàn lượng phân bón, vì vậy khi sử dụng hệ thống bón tưới nhỏ giọt thì hàm lượng phân bón sẽ giảm đi từ 20 – 30% , lượng nước tưới cũng giảm đi 1 cách đáng kể.

  • Lần 1: 7 – 10 ngày sau trồng, pha 35 kg Super nitro ure + 2 lít NANO 801+ 2 lít phân Mỹ nhập khẩu Vitol để tưới cho ớt.
  • Lần 2: 20 – 25 ngày sau trồng, bón 120kg Phân NPK cao cấp 25-12-10+MgO+Te/ha + 15kg Canxi Boron + 2 lít Breakout để kích thích cây ớt phân hóa mầm hoa, ra hoa và đậu quả nhiều.
  • Lần 3: Khi ớt đã đậu trái đều, bón 120kg NPK cao cấp 15-9-21+Bo+Te/ha + 15kg Canxi Boron + 2 lít Jackpot để dưỡng trái lớn nhanh, tăng cường tích lũy dinh dưỡng vào trái.
  • Lần 4: Khi bắt đầu thu trái, bón 120kg NPK cao cấp 15-9-21+Bo+Te/ha + 15kg Canxi Boron + 2 lít Jackpot trái chín đồng loạt, màu sắc đồng đều.
  • Lần 5: Khi thu hoạch rộ, bón 120kg NPK cao cấp 15-9-21+Bo+Te/ha + 15kg Canxi Boron.

 

 

Hình 9&10: tưới kết hợp bón phân cho ớt theo hệ thống nhỏ giọt

 

Dự trù kinh phí phân bón cho 1ha ớt/1 vụ theo hệ thống tưới nhỏ giọt:

Thời gian bón

Loại phân

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Bón lót

Phân chuồng

5.000

1.000

5.000.000

Supe lân

500

3.000

1.500.000

Canxi Boron

20

7.000

140.000

NPK 16-16-8-13S +Te

200

8.400

1.680.000

Zap

2

475.000

950.000

Bón thúc

Super nitro ure

35

8.700

304.500

NPK 25-12-10+MgO +Te

120

9.700

1.164.000

NPK 15–9–21+ Bo+Te

360

9.500

3.420.000

Canxi Boron

60

7.000

420.000

NANO 801

2

46.700

93.400

Vitol 8-16-4

2

350.000

700.000

Breakout 4-14-2

2

350.000

700.000

Jackpot 0-1-20

4

350.000

1.400.000

Tổng chi phí

17.471.900

 

Bảng định lượng phân bón g(ml)/cây/ngày.

Loại phân

Số lượng

  •  

Super nitro ure

35

  1.  

NPK 25-12-10+MgO +Te

120

  1.  

NPK 15–9–21+ Bo+Te

360

  1.  

Canxi Boron

60

  1.  

NANO 801

2

  1.  

Vitol 8-16-4

2

  1.  

Breakout 4-14-2

2

  1.  

Jackpot 0-1-20

4

  1.  

 

  1. Một số sâu bệnh thường gặp
  1.  Phòng và trị bệnh
  • Phòng bệnh hại rễ: sau khi đặt cây 10 - 15 ngày dùng thuốc Norshield 86.2WG pha liều lượng 16g/ 16 lít nước hay Eddy 72 WP (50 g/16 lít nước) để tưới hay phun vùng rễ ớt.
  • Phòng bệnh bộ phận cây trên mặt đất: phun thuốc sớm khi thời tiết thay đổi hoặc phun định kỳ 7 - 10 ngày/1 lần. Sử dụng luân phiên 1 trong các loại thuốc như sau: Eddy 72 WP (50 g/bình 16 lít), Agri-Life 100SL (15 ml/bình 16 lít).

Hình 11: Bệnh thối rễ và thối hạch gốc cây ớt

 

  • Phòng bệnh thán thư thối trái ớt: Norshield 86.2WG (Đồng Đỏ) + Caltrac (25 g + 15 ml/bình 16 lít).

 

 

Hình 12&13: Bệnh thán thư trên cây ớt

 

  • Phòng bệnh sương mai, thối ngọn, thối trái: Eddy 72 WP (50 g/bình 16 lít).

Sử dụng thuốc trừ bệnh: Khi cây đã có triệu chứng nhiễm bệnh như thối trái, nổ trái, đốm lá, thối cành... điều trước tiên cần phải làm là vệ sinh ruộng ớt bằng cách cắt và thu gom bớt thân, cành, lá, trái bị bệnh đem ra khỏi ruộng thiêu huỷ hoặc chôn vùi để tránh mầm bệnh lây lan. Sau đó phun thuốc với liều tấn công 5 - 7 ngày một lần và phun liên tiếp 2 - 3 lần/1 đợt bằng cách phun luân phiên các loại thuốc Agri-life 100SL (15 – 20 ml/bình 16 lít); Eddy 72WP (50g/bình 16 lít).

 

Hình 14&15: Bệnh sương mai trên cây ớt

 

Ngoài ra nếu nếu phát hiện trên ruộng có một số cây có triệu chứng khựng lại, lá non biến dạng, đổi màu, gân nổi rõ (bà con hay gọi là lá da lợn), kể cả trái non cũng biến dạng thì nên nhổ ngay để loại bỏ nguồn bệnh vì đây là bệnh do côn trùng chích hút truyền virus không có thuốc trị.

  1.  Phòng trị sâu hại

Đối với sâu đất, sâu ăn lá, sâu đục trái hoặc rầy mật, bọ trĩ, bọ phấn, bà con có thể sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc như sau: Brightin 1.8EC, Actimax 50WG, Thiamax 25WDG, Secure 10EC, Ammate,...

  1. Thu hoạch

Ớt có nhiều lứa hoa, trên cây có trái chín, trái non và hoa. Sau khi trồng 60-80 ngày có trái chin, thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng , năng suất bình quân từ 7-10 tấn / ha ở giống ớt sừng trâu nếu chăm sóc tốt có thể cho năng suất cao hơn. Sau khi thu hoạch hái cả luống, tránh dập để bảo quản được lâu, không nên đổ đống dễ bị thối, trường hợp sử dụng lâu dài có thể phơi hoặc sấy khô hay làm tương ớt.

 

Hình 16&17: thu hoạch ớt

 

 

Thông tin liên quan